Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Làm sao để xóa Powered by WordPress ở chân trang web


Mình sẽ hướng dẫn 3 cách để xóa Powered by WordPress ở chân trang website

1. Cách đầu tiên đó là tìm đoạn liên kết này ở giao diện customize và xóa đi.

Bạn truy cập Appearance (giao diện) » Customize (tùy biến). Tìm ở các vị trí copyright area hoặc foooter area rồi xóa đi.


Tùy những theme mà bạn sử dụng, có nhiều theme bạn sẽ tìm thấy ở đây tuy nhiên có nhiều theme wordpress thì không, với theme vào cách này không có chúng ta sẽ làm bằng các cách bên dưới.

2. Cách tiếp theo đó là vào tập tin footer.php và xóa đoạn code đó đi.

Bạn vào tập tin theo đường dẫn: /wp-content/themes/yourtheme/footer.php.

Yourtheme là tên theme của bạn, là tên theme gốc chứ không phải childtheme. Bạn mở edit tập tin và kéo xuống gần cuối tìm đoạn code copyright tương tự như đoạn code dưới đây, rồi xóa nó đi. Nhớ là xóa đúng đoạn code theo thẻ div mở và đóng của từng đoạn.
<div class="site-info">                <?php                    /**                     * Fires before the twentysixteen footer text for footer customization.                     *                     * @since Twenty Sixteen 1.0                     */                    do_action( 'twentysixteen_credits' );                ?>                <span class="site-title"><a href="<?php echo esc_url( home_url( '/' ) ); ?>" rel="home"><?php bloginfo( 'name' ); ?></a></span>                <a href="<?php echo esc_url( __( 'https://wordpress.org/', 'twentysixteen' ) ); ?>"><?php printf( __( 'Proudly powered by %s', 'twentysixteen' ), 'WordPress' ); ?></a>            </div><!-- .site-info -->
Hoặc bạn cũng có thể sửa các thông tin này lại theo ý của bạn mà không cần phải xóa đi cũng là một giải pháp tốt.

3. Cách sử dụng CSS để ẩn liên kết

Đây là cách thông dụng mà nhiều người sử dụng wordpress vẫn hay làm, với cách thứ 2 đụng đến code nên nhiều bạn không quen sẽ khó xử lý, dễ gây lỗi giao diện, vì vậy cách này sẽ giúp bạn không phải lo về lỗi, chỉ cần biết một chút css hay có kiến thức chút ít css là đủ để thao tác rồi.

Tuy nhiên vẫn có tính 2 mặt, đó là sử dụng cách này bạn sẽ ẩn được liên kết đó một cách dễ dàng nhưng về bản chất thì liên kết đó vẫn còn ở trang web bạn, chỉ là ẩn trên trình duyệt người dùng, còn google vẫn nhận thấy liên kết và đó là điều không tốt cho SEO.

Cách này đơn giản đó là bạn hãy kiểm tra xem đoạn code liên kết ở chân trang này nằm ở Class nào bằng cách chuột phải vào vị trí Powered by WordPress và chọn inspect element (kiểm tra).

Ví dụ như đoạn code bên trên, class ở đây là site-info.

Để ẩn bạn dùng cú pháp CSS dưới đây, dán vào file style.css hoặc custom css cũng được.

 #site-info {display:none}

Sử dụng cách này khá nhanh và đơn giản tuy nhiên hãy nhớ không tốt cho SEO.

Lời khuyên : Theo kinh nghiệm của mình thì với 3 cách xóa Powered by WordPress ở chân trang thì cách thứ nhất và thứ 2 vẫn là khả thi nhất, tốt hơn hết bạn hãy tìm đúng vị trí đó và xóa nó đi hoặc sửa lại thông tin và url thành url của bạn.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Tổng hợp Các lệnh SSH command cơ bản cần phải biết



Bước 1 -Truy cập server từ xa

Chúng tôi khuyên sử dụng server ảo mới với template mới để lỡ bạn xóa file nào chúng ta cũng có thể cài lại template mới từ đầu.

SSH viết tắt của Secure Shell. Đó là giao thức để kết nối an toàn tới server/hệ thống.

Lệnh cơ bản bạn cần dùng là:

ssh user@serverip

Lệnh này giúp bạn kết nới tới user user của server có địa chỉ IP serverip. Một cách đơn giản hơn có thể dùng SSH command serverip, cách này shell sẽ hiểu rằng bạn đang kết nối tới cùng server mà bạn đăng dùng bây giờ.

Khi enter, bạn sẽ bị yêu cầu nhập password (nếu kết nối lần đầu, bạn cũng sẽ thấy cảnh bảo server đang kết nối không được xác định, chỉ cần nhấn yes trên dòng lệnh).

Vậy đó, bạn đã kết nối được và có thể bắt đầu đọc tiếp hướng dẫn sau để quản lý file qua Terminal! Nếu bạn đang thoát khỏi remote server và muốn quay lại máy tính, chỉ cần gõ exit trên command line.

2. Bước 2 — Học SSH command

Trong bước này, chúng ta sẽ đi qua những command (lệnh) quan trọng nhất và phổ biến nhất bạn nên biết!

QUAN TRỌNG! Áp dụng cho commands trong shell. Khi viết đối tượng cho một lệnh, ví dụ, cd ‘Folder One’ (khi tên thư mục chứa 2 chữ), bạn phải điền tên thư mục giữa 2 dấu nháy. Lệnh cd Folder One (không có dấu nháy) sẽ không hoạt động vì shell hiểu là có tới 2 đối tượng (“Folder” và “One”).

  1. ls – Lệnh này được dùng để liệt kê tất cả các files và thư mục. Chúng tôi khuyên dùng lệnh này với option -l, có nghĩa là ls -l, như vậy, tất cả files sẽ được liệt kê ra với nhiều thông tin hơn và thuận mắt hơn. Một option hữu ích hơn là -a, chúng cũng sẽ hiện tất cả file, nhưng bao gồm cả files/directories ẩn (dot files với dấu . đằng trước, ví dụ: thư mục .ssh ).
  2. cd – SSH command này được dùng để  “đi” tới thư mục (cd có nghĩa là “change directory”). Sau khi liệt kê danh sách bằng ls, bạn có thể chọn một thư mục để “đi” tới. Ví dụ bạn muốn tới home. Gõ lệnh sau cd home và ngay lập tức bạn sẽ được chuyển từ thư mục hiện tại sang “home”. Bạn có thể thử dùng ls lại để xem kết quả thay đổi như thế nào. Bạn cũng có thể điền đầy đủ đường dẫn nếu bạn muốn tới sâu trong một thư mục mà phải qua nhiều lớp. Ví dụ: cd home/TestDirectory/AnotherDirectory. Lệnh này sẽ chuyển bạn tới thư mục “AnotherDirectory”. Sử dụng lệnh cd .. (khoảng trắng và 2 chấm sau cd) để di chuyển lên một cấp (trong ví dụ trước, nếu muốn tới “TestDirectory” từ “AnotherDirectory”).
  3. mkdir – SSH commandnày được dùng để tạo một thư mục (viết tắt từ “make directory”). Đơn giản nó dùng để tạo một thư mục có tên cụ thể, ví dụ mkdir NewFolder sẽ tạo một thư mục có tên “NewFolder” trong đường dẫn hiện hành (tại nơi bạn đang đứng).
  4. touch – SSH command này được dùng để tạo file với đuôi được chỉ định, touch NewFile.txt sẽ tạo một file “txt” mới có tên “NewFile” trong đường dẫn hiện tại (đuôi file có thể là bất kỳ tên gì, hoặc không cần có đuôi, ví dụ touch NewFile.)
  5. rm – SSH command này dùng để xóa thư mục hoặc file. Ví dụ, rm NewFile sẽ xóa file được tạo từ trước có tên “NewFile”. Nếu bạn muốn xóa thư mục và tất thư mục bên trong nó, sử dụng rm -r NewFolder, nó sẽ xóa thư mục “NewFolder” và tất cả thư mục bên trong.
  6. cat – SSH command này để hiển thị nội dung của file. Ví dụ, cat info.txt sẽ mang nội dung của file lên màn hình. Ví dụ khác: cat info.txt info2.txt > mergedinfo.txt sẽ nối nội dung 2 file lại thành nội dung bên trong file mergedinfo.txt (“info.txt” và “info2.txt”) .
  7. pwd – SSH command này sẽ hiện đường dẫn hiện tại. Ví dụ khi gõ pwd, kết quả có thể là: “home/user/public_html”.
  8. cp – Lệnh này dùng để copy file hoặc thư mục. Cú pháp là:
  9. cp [options] source dest

Cơ bản, đổi source thành file bạn muốn copy, và đổi dest,thành đường dẫn bạn muốn copy tới (path/folder/file). Nếu bạn viết đường dẫn không tồn tại, ví dụ bạn có file gốc là là oldfile.txt và đổi dest thành newfile.txt, kết quả sẽ là bạn copy file cũ và dán nó vào thư mục hiện tại với tên mới.

Ngoài ra, có một số tùy chọn bạn có thể dùng cho cp:

  1. cp -f source dest – Buộc copy thành công bằng cách xóa file nếu cần.
  2. cp -i source dest – Sẽ cho bạn thấy cảnh bảo nếu đang lưu đè lên file khác.
  3. cp -u source dest – Tùy chọn cập nhật. Sẽ chỉ copy nếu file mới là mới so với thư mục đích.
  4. cp -n source dest – Không copy nếu file đích đã tồn tại (Không ghi đè).
  5. cp -a source dest – Tùy chọn này sẽ lưu lại file.
  6.  mv – Lệnh này tương tự như cp, nhưng nó sẽ di chuyển file thay vì copy nó. Lệnh này có thể dùng để đổi tên file. Dùng ví dụ giống với lệnh cp (trong thư mục hiện tại chúng ta có file oldfile.txt) và gõ lệnh: mv oldfile.txt newfile.txt lệnh sẽ được thư thi bằng cách đổi tên file oldfile.txt thành newfile.txt.
  7. grep – Lệnh này tìm chuỗi trong file/folder. Ví dụ: grep ‘word’ file sẽ tìm từ ‘word’ trong file có tên “file”. grep sẽ trả về toàn bộ dòng chứa chữ ‘word’, ví dụ có một dòng trong file là ‘All in all it’s just another word in a sentence’ thì kết quả từ lệnh grep ‘word’ file, cũng là dòng đó, nơi từ word được tìm thấy.
  8. find – Lệnh này dùng để tìm thư mục hoặc file có điều kiện (tên, kích thước, loại file). Ví dụ: find . -name “*.html” Lệnh này sẽ hiển thị toàn bộ file có đuôi là “.html” (hãy chú ý cách dùng dấu ” * “ của chúng tôi tôi, dấu này giúp bash hiểu là bất kỳ ký tự nào đằng trước đuôi “.html” nó cũng sẽ được tìm thấy, miễn có kết thúc là “.html”.
  9. vi/nano – Lệnh này được dùng để sửa nội dung file. Ví dụ nano newfile sẽ hoặc là tạo một file “newfile” và khởi động trình soạn thảo nano để chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa file đã tồn tại có tên “newfile” . Giống như vậy, với lệnh vi, khởi động một trình soạn thảo khác tên là “vi”.
  10. history – Lệnh này sẽ hiển thị lịch sử các lệnh trước đây. Ví dụ: history 20 sẽ hiện 20 lệnh vừa mới thực hiện trong Terminal.


Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

10 Mẹo Tối Ưu Nội Dung Website WordPress



WordPress là một trong những mã nguồn website với các plugins hỗ trợ mạnh mẽ trong việc xây dựng nội dung cho phép người dùng hiển thị, quảng bá, tổ chức nội dung một cách nhanh chóng.

1. Tối ưu hoá các “Từ khoá” và các “Cụm Từ Khoá” xuyên suốt trong nội dung 

Đưa ra một “từ khoá” hoặc các “cụm từ khoá” thông dụng mà tất cả mọi người dùng đều có thể dễ dàng tìm kiếm,bạn cũng có thể phóng đại một chút sử dụng các từ khoá vừa phải và các cụm từ có liên quan đến từ chính.

2. Sử dụng giao diện thu phí của WordPress

Các giao diện thu phí sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn đau đầu trong việc tối ưu hoá công cụ SEO, nếu bạn chọn sử dụng các giao diện miễn phí hiển nhiên bạn sẽ bỏ lỡ các chức năng hữu ích giúp làm giảm đi các công việc soạn thảo nội dung.

3. Sử dụng các SEO Plugins chuẩn

Bạn nên chọn lọc một vài SEO Plugins của WordPress cho website của bạn, hầu hết các plugins của WordPress cung cấp đều miễn phí với nhiều tính năng mở rộng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của bạn.

Ai cũng thích sử dụng plugins vì chúng mang lại một sự tiện lợi và bạn luôn có thể tin tưởng vào chúng.

4. Cải thiện tốc độ website

Các kinh nghiệm bạn cung cấp cho người dùng có thể làm trang web của bạn cải thiện hoặc làm hỏng bảng xếp hạng SEO của bạn tùy thuộc vào tốc độ website. Google thích những trang web có tốc độ truy cập nhanh và không có lỗi. Vì thế mà việc sở hữu một Hosting mạnh cùng nhà cung cấp uy tín luôn là một yếu tố sống còn với 1 trang web.

5. Tối ưu cho website trở nên mượt mà hơn

Nếu website không được tối ưu hoá thì khó có thể hiển thị hoàn hảo và đẹp mắt.

Hãy ghi nhớ rằng đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm hết sức mình để cải thiện website và dịch vụ của họ. Bạn cũng nên làm như vậy để tự tạo cho mình cơ hội. Chúng ta không chỉ chú trọng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm mà còn đối với trải nghiệm mà website mạng lại cho người dùng.

6. Thường xuyên đổi tên các tập tin nội dung

Đổi tên nội dung của bạn khi Google đang theo dõi bạn chặt chẽ. Ví dụ: nếu bạn đăng một hình ảnh về “tiếp thị truyền thông xã hội”. Hãy đổi tên tệp và làm cho nó trở thành “phương tiện truyền thông xã hội tiếp thị”.

7. Kết nối website tới các trang truyền thông xã hội

Theo các chuyên gia về lĩnh vực Marketing, việc kết nối website của bạn với các công cụ truyền thông xã hội là một lợi thế. Hãy tưởng tượng khi bạn nhìn thấy một nội dung đẹp mắt thu hút người xem và bạn muốn được xem nhiều hơn nữa. Bạn sẽ làm gì? Thay vì phải đăng kí nhận tin tức thông qua mail hay chỉ cần theo dõi chúng trên mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông.

8. Thường xuyên sử dụng các công cụ chẩn đoán website

Nhiều công cụ WordPress sẽ chạy chẩn đoán và sẽ cho bạn biết liệu trang web của bạn có lỗi hay không.

Trang web của bạn có “sức khoẻ” riêng và bạn cần phải chăm sóc nó. Hãy xem một số công cụ chẩn đoán trực tuyến sau đây và để nó chỉ cho bạn những thứ bạn không thể nhìn thấy.

Dưới đây là một số trang web chẩn đoán:

WordPress Speed Test by WP Engine
Site Check by SUCURI
All-in-one marketing toolkit by SEMrush

9. Gỡ bỏ các tập tin các Plugins không sử dụng

Cắt giảm tất cả các plugin và tệp mà bạn không còn sử dụng. Chúng chỉ làm cho trang web WordPress của bạn chạy chậm hơn. Hơn nữa, các tập tin này cũng ăn cắp không gian sử dụng được của bạn, không để lại các điểm cho các plugin hữu ích hoặc các tập tin cần thiết khác.

10. Sửa lỗi các liên kết hỏng

Cuối cùng là điều quan trọng nhất, trang web của bạn không nên có liên kết bị hỏng. Bất cứ khi nào mọi người nhận được lỗi khi cố truy cập vào nội dung của bạn, Google sẽ nhận được một dấu hiệu cảnh báo và hành động.

Kết luận: Tối ưu hóa trang web của bạn không phải là kết quả – Đó là một quá trình hoặc một hành trình mà bạn phải đăng ký cho đến khi kết thúc hoạt động của mình.


Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Cài Đặt Và Sử Dụng Plugin WP Rocket

Khi sử dụng hosting nếu hosting bạn sử dụng chậm, server hosting đặt ở nơi xa hoặc hosting chập chờn thì việc dùng Wp Rocket sẽ là cách nhất để khắc phục tình trạng này.

Vậy cách dùng và cà đặt plugin wp rocket này như thế nào?

1. Tổng quan về WP Rocket?

WP Rocket là một trong những plugin tạo cache cho WordPress tốt nhất hiện nay. Plugin trả phí này không những sở hữu những tính năng vượt trội so với các đối thủ mà việc cài đặt và cấu hình nó cũng vô cùng đơn giản. Có thể nói, WP Rocket là một plugin rất đáng đồng tiền bát gạo. Nếu bạn đã đặt mua plugin này thì ngay sau đây là hướng dẫn cài đặt và sử dụng nó. Hãy nhanh chóng kích hoạt WP Rocket trên blog/ website của bạn để trả nghiệm tốc độ tuyệt vời mà nó mang lại nhé.

2. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng plugin WP Rocket

Để bắt đầu sử dụng plugin WP Rocket, trước tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt nó. Vì plugin này không có sẵn trên kho plugin của WordPress.org nên các bạn phải upload để cài đặt.


Sau khi kích hoạt WP Rocket, hãy vô hiệu hóa và xóa các plugin hỗ trợ tạo cache, minify dữ liệu, lazyload… mà bạn đã cài đặt trước đó. Truy cập vào Settings => WP Rocket. Tại đây, các bạn sẽ tiến hành thiết lập thêm một số tùy chọn khác cho WP Rocket. Còn những tính năng cơ bản, WP Rocket đã tự động kích hoạt ngay sau khi bạn active plugin này.



Trong đó:

  • Remove all cached files: xóa toàn bộ file cache.
  • Start cache preloading: tạo mới lại file cache.
  • Purge OPCache content: xóa OpCode cache.


Trong đó:
  • Enable caching for mobile devices: kích hoạt tính năng cache cho thiết bị di động.
  • Separate cache files for mobile devices: tách riêng các files cache dành cho thiết bị di động và máy tính. Nếu giao diện của bạn có khả năng responsive thì không nên tick vào mục này.
  • Enable caching for logged-in WordPress users: bật tính năng cache cho người dùng đã đăng nhập.
  • Specify time after which the global cache is cleared (0 = unlimited ): thiết lập thời gian tự động xóa toàn bộ cache web, để giá trị là 0 nếu bạn muốn tắt tính năng này.

Trong đó:

  • Minify HTML: nén HTML.
  • Combine Google Fonts files: gộp các file Google Fonts.
  • Remove query strings from static resources: loại bỏ query strings khỏi các file JS, CSS.
  • Minify CSS files: nén file CSS.
  • Combine CSS files (Enable Minify CSS files to select): gộp chung các file CSS lại thành một, yêu cầu phải kích hoạt tính năng Minify CSS files trước. Tính năng này không nên bật nếu website của bạn có hỗ trợ HTTP/2.
  • Optimize CSS delivery: tối ưu hóa việc hiển thị của các file CSS, giúp bạn khắc phục lỗi CSS chặn hiển thị nội dung trên Google PageSpeed Insights.
  • Excluded CSS Files: loại bỏ các file CSS mà bạn không muốn nén và gộp, giúp giải quyết tình trạng vỡ giao diện.
  • Minify JavaScript files: nén file JS.
  • Combine JavaScript files (Enable Minify JavaScript files to select): gộp chung các file JS lại thành một, yêu cầu phải kích hoạt tính năng Minify JavaScript files trước. Tính năng này không nên bật nếu website của bạn có hỗ trợ HTTP/2.
  • Load JavaScript deffered: tối ưu hóa việc load các file JS, giúp bạn khắc phục lỗi JS chặn hiển thị nội dung trên Google PageSpeed Insights.
  • Safe Mode (recommended): xuất hiện nếu bạn kích hoạt tính năng Load JavaScript deffered. Nên tick vào mục này để các file jQuery được load trước, hạn chế tình trạng vỡ giao diện và lỗi tính năng.
  • Excluded JavaScript Files: loại bỏ các file JS mà bạn không muốn nén và gộp, giúp giải quyết tình trạng vỡ giao diện và lỗi tính năng.

Các bạn cứ thoải mái test thử các tính năng trong tab này. Nếu website bị lỗi, chỉ cần tắt tính năng mà bạn vừa kích hoạt và xóa cache đi là được.


Trong đó:
  • Enable for images: bật tính năng lazyload cho hình ảnh.
  • Enable for iframes and vides: bật tính năng lazyload cho iframe và video.
  • Disable Emoji: vô hiệu hóa Emoji (biểu tượng cảm xúc trong WordPress).
  • Disable WordPress embeds: vô hiệu hóa Embed Script.


Trong đó:
  • Activate sitemap-based cache preloading: kích hoạt tính năng preload (tạo lại cache) theo XML Sitemaps.
  • Manual: tạo lại cache thủ công.
  • Automatic: tạo lại cache tự động. Vô hiệu hóa tính năng này nếu nó làm server của bạn quá tải.
  • URLs to prefetch: tìm nạp trước DNS (DNS prefetch) có thể làm cho các tập tin nằm ngoài host tải nhanh hơn, đặc biệt là trên mạng di động. Nhập URL của các tập tin bạn muốn prefetch vào mục này.

Trong đó:
  • Never Cache URL(s): điền những URL mà bạn không muốn cache.
  • Never Cache Cookies: điền ID của những cookies mà bạn không muốn cache.
  • Never Cache User Agent(s): điền string của những user agent mà bạn không muốn cache.
  • Always Purge URL(s): điền những URL mà bạn muốn xóa cache khi đăng tải hoặc cập nhật bài viết.
  • Cache Query String(s): điền những query string mà bạn muốn cache.
Và còn rất rất nhiều nữa các bạn hãy tìm hiểu nhé - nhưng tốt hơn hết hãy sử dụng hosting của iNET để sử dụng memcahe,..... để có tốc độ load nhanh nhất

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Cấu Hình Tên Miền Trên Blog WordPress?




Phải công nhận rằng WordPress.com là một giải pháp tạo blog WordPress miễn phí và có những tính năng cơ bản giúp bạn quản lý bài viết cũng như những bình luận rất hiệu quả, có thể nói đây là sự lựa chọn khá tốt nếu như bạn muốn có một blog tương đối toàn diện. Đầu tiên bạn nên tham khảo trước bài Phân biệt các loại WordPress để rõ ràng khái niệm về thông tin mà chúng ta sẽ trao đổi tiếp theo đây.

Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, việc truy cập vào những trang Blog WordPress tại Việt Nam đôi khi khá khó khăn vì các nhà mạng đã lên kế hoạch chặn URL WordPress.com…

Vậy tại sao chúng ta lại không sử dụng tên miền riêng thay thế cho tên miền mặc định (example.WordPress.com) nhỉ? WordPress cho phép cấu hình như vậy, nhưng để hoạt động bắt buộc bạn phải chi trả 1 khoản phí cố định.

Cụ thể chi phí duy trì cấu hình cho mỗi tên miền trong 1 năm là 13$. Nếu tên miền bạn muốn sử dụng chưa tồn tại, không cần lo có thể đăng ký ngay tại hệ thống WordPress chỉ với 18$/năm cụ thể tham khảo thêm tại trang Register_a_New_Domain.

Sau khi đăng ký thành công Blog WordPress, trang của bạn sẽ có địa chỉ mặc định dạng example.WordPress.com.
Bạn có thể thay đổi thành tên miền riêng của mình ví dụ như: yourgroovydomain.com. Khi đó, khi người dùng truy cập trực tiếp tên miền riêng của bạn thay vì tên miền mặc định như trước:
Tuần tự các thao tác thực hiện cấu hình như sau:

Bước 1:

Truy cập vào trang https://WordPress.com/domains/ >>> click Map an Existing Domain >>> nhập tên miền riêng của bạn >>> click Go.


Phí cho mỗi tên miền riêng là 13$, bạn sẽ thanh toán ở bước này để tiếp tục cấu hình.

Bước 2:

Sau khi thêm tên miền thành công, nếu tên miền của bạn đang sử dụng cho email thì bạn cần phải cấu hình lại các record mail này trên hệ thống DNS của Blog WordPress. Click chọn mục Edit DNS trong phần quản lý tên miền của Blog WordPress.

Bạn có thể yêu cầu nơi quản lý tên miền cung cấp hoặc hướng dẫn các record mail để bạn cấu hình lại trên hệ thống của Blog WordPress. Cách cấu hình bạn có thể tham khảo trang sau: http://en.support.WordPress.com/domains/custom-dns/

Kết thúc bước này, bạn phải chắc chắn rằng record mail hoặc các record cần thiết khác đã được cấu hình hoàn chỉnh lên hệ thống của Blog WordPress. Nếu chưa hoàn chỉnh và chính xác, sau khi cấu hình bước tiếp theo thì dịch vụ email của bạn sẽ không sử dụng được nữa.

Bước 3:

Bạn thay đổi Name server cho tên miền về giá trị mới như sau:

- ns1.inet.vn
- ns2.inet.com 

Bạn có thể cấu hình phần này trên chức năng thay Đổi DNS của tên miền, thuộc trang inet.vn hoặc cũng có thể yêu cầu nơi quản lý tên miền thay đổi hộ.

Bước 4:

Bạn sẽ quay trở lại trang https://WordPress.com/domains/ và check chọn tên miền vừa được cấu hình, click nút Update Primary Domain. Thao tác này sẽ giúp tên miền riêng vừa cấu hình vào trở thành tên miền chính của Blog WordPress và tất cả các tên miền còn lại sẽ tự động chuyển hướng về tên miền chính này khi người dùng truy cập.


Bước 5:

Nếu bạn vẫn chưa thể truy cập vào Blog WordPress theo tên miền vừa cấu hình thì vui lòng đợi hệ thống DNS cập nhật hoàn chỉnh trong vòng 24 giờ. Sau đó bạn có thể xóa cache trình duyệt và truy cập lại để kiểm tra.


Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Cách chọn để mua một tên miền (domain)



Domain là một thành phần quan trọng của website. Nó là thứ đầu tiên mà mọi người sẽ nhắc đến khi muốn vào website của bạn hoặc muốn nhắc đến bạn. Do đó, chúng ta không thể chọn domain một cách tuỳ ý được. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp bạn cân nhắc khi lựa chọn domain cho mình
Domain là một thành phần quan trọng của website.

Nó là thứ đầu tiên mà mọi người sẽ nhắc đến khi muốn vào website của bạn hoặc muốn nhắc đến bạn. Do đó, chúng ta không thể chọn domain một cách tuỳ ý được. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp bạn cân nhắc khi lựa chọn domain cho mình.

NGUYÊN TẮC ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

Tên miền không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org …
Tên miền chỉ gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-).
Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền khác đều không hợp lệ.
Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).
Tên miền càng ngắn càng tốt, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn, khó viết sai.
Tên miền phải liên quan đến tên chủ thể và lĩnh vực hoạt động.
Chủ động nộp phí duy trì trước khi tên miền hết thời hạn sử dụng, tự chịu trách nhiệm khi tên miền bị mất do hết hạn sử dụng mà không đóng phí.

1. Tên domain cần ngắn gọn

Nói chung khi chọn tên domain, bạn nên chọn càng ngắn càng tốt. Tất nhiên những tên domain chỉ với một chữ như domain.com, chocolate.com có thể trị giá đến hàng triệu Dollars. Nhưng bạn cũng có thể chọn cho mình những domain nào càng ít từ càng tốt.

Ví dụ: Chocolate.com là lựa chọn hàng đầu, ourchocolate.com cũng được cho là domain hay ở thời điểm này. Ourbestchocolate.com cũng còn tạm chấp nhận nhưng ourbestchocolateonline.com thì chẳng có chút giá trị nào.

2. Dễ nhớ

Bạn thử hỏi mình xem bạn đã từng xài lựa chọn Bookmark cho một trang web mà bạn vô tình lướt qua và khá thích nội dung bao nhiều lần? chắc cũng không nhiều. Do vậy, người đọc cũng rất ít khi bookmark lại những trang mà họ vô tình lướt qua. Họ chỉ có thói quen nhớ mang máng. Cho nên hãy cố gắng sao cho domain của bạn càng dễ nhớ càng tốt.

Ví dụ: Nstgpn.com là một domain thoả mãn điều kiện ngắn, nhưng nó không hề dễ nhớ cho người dùng. (Nstgpn – Nguyệt San Thế Giới Phụ Nữ)

3. Dễ đánh vần

Với những domain thuần tiếng Việt thì bạn không phải lo đến vấn đề này. Nhưng những domain tiếng Anh như izwebz.com thì lại là việc khác. Bởi vì tiếng Anh đọc một kiểu nhưng khi viết lại là kiểu khác. Do vậy nên tránh những từ khó đọc, khó viết và dễ gây nhầm lẫn khi viết.

Ví dụ: ReduceCholesterol.com thì rất dễ gây nhầm lẫn khi viết, mà một khi đã nhầm thì rất có thể họ thay vì vào trang của bạn lại đi sang một trang khác.

4. .com là lựa chọn số một

Trên internet hiện giờ có rất nhiều loại domain và chúng thường có mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn phải chọn domain cho mình, tôi khuyên bạn nên chọn domain dạng .com nếu có thể. Nếu domain đó đã bị đăng ký rồi, thì bạn có thể thử những tên khác ví dụ ban đầu tôi định chọn domain cho trang web này là ezweb.com, nhưng trang đó đã bị đăng ký rồi nên tôi đổi thành izwebz.com. Nói chung bạn hãy thử hết những khả năng có thể để được domain dạng .com. Nếu bạn thực sự thích cái tên ban đầu và không muốn thay đổi, thì bạn hãy chọn những tên khác như .net, .info, .org v.v…

Vì sao vậy? lý do chính là thói quen. Hầu hết mọi người khi gõ địa chỉ trang web họ thường gõ tên trang rồi .com. Thậm chí những trình duyệt web phổ biến mặc định Shift-Enter là thêm vào .com ở đằng sau cụm từ bạn gõ. Chính vì thế tên miền dạng .com là rất phổ biến và trở nên thuận miệng khi nói và do đó nó cũng dễ nhớ hơn

5. Domain nên có ý nghĩa

Khi chọn tên cho domain, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng những từ mà bạn sẽ chọn sao cho khi đặt tên, những từ đó phải khơi gợi cho người đọc biết rằng trang web của bạn về cái gì mà chưa cần thiết phải vô trang. Ví dụ khi vô tình thấy banner quảng cáo của bạn trên một trang web khác có tên là DesdignTutorials.com và một banner khác cũng có chung nội dung với bạn những domain lại là PhilsDavid.com. Người ta sẽ dễ dàng chọn cái tên nào nghe qua đã biết nó về cái gì.

6. Tránh thêm số và dấu gạch ngang “-“ vào domain

Nên tránh domain dạng my-computer-stores.com. Những cái gạch giữa kia làm người ta rất ngại gõ vì nó không tiện tay. Nhưng quan trọng nhất là khi bạn muốn nói trang web này cho một người bạn khác, thì những dấu gạch giữa kia còn khó khăn hơn để nói và siêu khó để nhớ.

Bạn cũng nên tranh thêm số vào domain, cũng bởi vì lý do nó không thuân tay khi gõ và dễ gây hiểu lầm khi nói. Ví dụ trang pixel2life.com gõ cũng không thực sự thuận tay, mà đặc biệt khi nói, người nghe có thể nhầm thành pixeltolife.com. Chính vì vậy, bạn nên chọn một domain sao cho nó thuần là chữ và không nên quá dài.

7. Tránh những từ đã được đăng ký bản quyền

Tuy tôi nói điều này cuối cùng, nhưng nó cũng không kém phần quan trọng so với những điều trên. Bạn nên tránh sử dụng những từ đã được đăng ký bản quyền (r) hoặc (TM). Bởi vì sau này nếu trang web của bạn thành công và bạn muốn sử dụng tên trang web làm thương hiệu bạn sẽ gặp rắc rối to.

Ví dụ những từ như Photoshop, Illustrator, CorelDraw … đã được đăng ký bản quyền. Do vậy những trang web có chứa những từ này ở tên domain nếu tính về luật là vi phạm luật bản quyền về việc sử dụng tên thương hiệu đã được đăng ký mà không được sự đồng ý.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

PHÂN BIỆT GIỮA FIREWALL VÀ PROXY SERVER

Firewall và Proxy là hệ thống không thể thiếu trong mỗi dịch vụ mạng. Cả hai đểu đóng vai trò tương tự như một cổng thông hành cho phép hoặc chặn các kết nối không mong muốn. Cùng một tính năng nhưng Firewall và Proxy hoạt động theo hai cơ chế riêng biệt, do đó vẫn không ít người dùng hiểu lầm hai hệ thống này là một. Để hiểu rõ sự khác nhau giữa Firewall và Proxy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài biết này.

1. Firewall là gì?

Tường lửa (Firewall) là một hệ thống an ninh mạng để bảo vệ giữa mạng nội bộ với một mạng khác (Internet) nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của một số truy cập không mong muốn vào hệ thống của các cá nhân, doanh nghiệp nào đó.

2. Proxy Server là gì?

Proxy Server là một server đóng vai trò cài đặt proxy làm trung gian giữa người dùng và Internet. Quá trình kết nối giữa người gửi và người nhận sẽ bị chặn lại bởi Proxy Server và không được thực hiện một cách trực tiếp. Nhờ cách truyền tin gián tiếp như vậy nên máy chủ proxy sẽ tạo nhiều khó khăn hơn nhiều cho tin tặc để có được địa chỉ nội bộ và chi tiết của một mạng riêng.

3. Proxy Server có được xem là một Firewall không?

Xét về tính năng, hai hệ thống này đều giống nhau ở chỗ giới hạn hoặc ngăn chặn các kết nối không an toàn nhưng trong khi Firewall ngăn chặn những người không có quyền thiết lập kết nối và truy cập mạng thì với Proxy Server hoạt động như một relay để tạo bức tường giữa người dùng và server gốc. Trên thực tế, máy chủ Proxy cũng có thể hoạt động như một Firewall nếu như được thiết lập một rule để cùng làm mục đích đó.

4. Sự khác nhau giữa Firewall và Proxy Server?

Firewall là một cánh cửa an ninh, cho phép A trao đổi trực tiếp sang máy B và nhận dạng được địa chỉ IP của nhau. Do đó, việc cho phép lưu lượng gửi đi (outgoing traffic) hay ngăn chặn lưu lượng truy cập đến (incoming traffic) đều trong quyền kiểm soát của Firewall. Người dùng thường thiết lập Firewall để bảo vệ mạng nội bộ (Internal Network) khỏi mạng công cộng (Public Network) hoặc trên hệ thống mạng Internet.


 
Hoạt động của Firewall
Proxy Server giống như một đế nằm giữa để “đệm” cho hai bên máy A và máy B trao đổi với nhau. Tất cả các truy cập vào đều chỉ giao tiếp với Proxy, nên việc nhận dạng địa chỉ IP và thông tin khác của máy A đều không được tiết lộ đến máy B. Người dùng thường sử dụng Proxy Server để duyệt các trang web bị cấm trong hệ thống mạng.
 


Tóm lại sự khác nhau của hệ thống là:
  1. Firewall ngăn chặn các kết nối còn Proxy Server tạo điệu kiện cho các kết nối
  2. Proxy Server có thể hoạt động như một Firewall
  3. Firewall bảo vệ mạng nội bộ chống lại các cuộc tấn công bên ngoài, trong khi đó Proxy được sử dụng để giấu tên và bỏ qua các hạn chế.
  4. Firewall phù hợp với các Server Public, còn Proxy Server phù hợp cả Local Network và Public Network.